Đi văn miếu có được mặc váy không
Đi văn miếu có được mặc váy không. Những lưu ý khi mặc váy tham quan tại Văn Miếu, Kinh nghiệm tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giá
Đi văn miếu có được mặc váy không. Được xem là Trường Đại học đầu tiên Việt Nam, Văn Miếu Quốc Tử Giám không những là chứng nhân cho ngàn năm văn hiến mà còn là một quần thể kiến trúc cổ kính và độc đáo. Trước đây, Văn Miếu là nơi dựng các tấm bia đá ghi danh các hiền tài đỗ đạt trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa, tiến sĩ. Ngày nay, Quốc Tử Giám đã trở thành địa điểm tham quan du lịch nổi bật thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Văn miếu Quốc Tử Giám
Văn Miếu Quốc Tử Giám là trường Đại học đầu tiên ở nước ta, được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 1070. Ban đầu, dưới thời vua Lý Thánh Tông, nơi đây là chốn thờ Chu Công, Khổng Tử và Tứ phối. Đến năm 1076, dưới thời vua Lý Nhân Tông, tiến hành mở rộng thêm Quốc Tử Giám và cho phép các con của vua và con của các triều thần, gia đình quý tộc vào học. Đến giai đoạn vua Trần Thái Tông lên nắm quyền, tiến hành đổi tên thành Quốc học viện, cho phép con cái của dân thường có học lực giỏi, xuất sắc vào theo học.
Tới thời hậu Lê, vua Lê Thánh Tông cho phép xây dựng các bia đá ghi công của những người thi đỗ Tiến sĩ. Đến thời kì nhà Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập thêm ở kinh thành Huế và Văn Miếu Thăng Long được đổi tên thành Văn Miếu Trấn Bắc Thành, về sau mới có tên là Văn Miếu Hà Nội.
Văn Miếu Quốc Tử Giám thể hiện tinh thần hiếu học của dân tộc ta. Trên bia Tiến sĩ không chỉ vinh danh những người tài của đất nước mà còn nhắc nhở truyền thống hiếu học, cống hiến cho nước nhà. Tổng cộng có 1304 vị Tiến sĩ được lưu danh, trong đó có rất nhiều danh nhân như: Lương Thế Vinh, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Trực, Ngô Sĩ Liên….
Có thể bạn quan tâm: Ảnh Văn Miếu Quốc Tử Giám
Đi văn miếu có được mặc váy không?
Đi văn miếu Không được mặc váy quần quá ngắn hoặc hở hang
Đi Văn Miếu có được mặc váy. Nhưng nàng nên chọn những mẫu váy có kích thước phù hợp, vừa vặn với cơ thể để thoải mái di chuyển. Ưu tiên những thiết kế đơn giản, thanh lịch và nhẹ nhàng để tôn lên vẻ đẹp của các nàng. Tránh những họa tiết và kiểu dáng váy quá sặc sỡ, cầu kỳ hoặc phản cảm để tạo được ấn tượng tốt khi tham quan.
Vốn dĩ Văn Miếu là nơi thờ tự các bậc hiền triết, những người có công với nước và lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống nước nhà. Vậy nên khi đến đây, các cô nàng của GU hãy lựa chọn các mẫu váy thật gọn gàng, trang nhã và lịch sự khi đến nhé
Nếu du khách đi tham quan tại Văn Miếu Quốc Tử Giám thì bạn cần lưu ý:
Đến địa điểm trang nghiêm thì mọi người nên lựa chọn các trang phục lịch sự, gọn gàng, sạch sẽ.
Không được mặc váy quần quá ngắn hoặc hở hang.
Tuyệt đối không đội nón, mũ hay hút thuốc hay mang các vật liệu dễ cháy nổ trong khuôn viên Văn Miếu.
Nếu bạn dâng hương ở Văn Miếu thì chỉ thắp 1 nén hương đúng nơi quy định
Đi nhẹ nói khẽ giữ gìn vệ sinh cảnh quan môi trường
Không thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan, lừa đảo, cờ bạc trong Văn Miếu
Không được xoa đầu rùa hay sờ vào các hiện vật tại Văn Miếu.
Những lưu ý khi mặc váy tham quan tại Văn Miếu
Khi nàng chọn váy đến tham quan Văn Miếu, có một số yếu tố quan trọng mà nàng nên lưu ý để chọn trang phục phù hợp và lịch sự
Chiều dài: Chiều dài của chiếc váy là điều mà nàng cần lưu ý khi chọn trang phục. Nàng nên chọn váy có độ dài phù hợp và vừa vặn với cơ thể để thoải mái khi di chuyển và tham quan. Hạn chế những mẫu váy quá ngắn có thể gây bất tiện không chỉ cho chính mình mà còn cho mọi người xung quanh.
Chất liệu: Các nàng nên ưu tiên chọn chất liệu mềm mại, thoáng mát để phù hợp với thời tiết và dễ dàng di chuyển trong khuôn viên của Văn Miếu.
Kiểu dáng: Nàng nên chọn váy có kiểu dáng thanh lịch, kín đáo, tránh những mẫu váy quá hở hang, ôm sát hay có chi tiết cut-out táo bạo.
Họa tiết: Nàng có thể chọn váy có họa tiết nhã nhặn, tinh tế như hoa văn nhỏ, họa tiết kẻ sọc, chấm bi,...Tránh những họa tiết quá lòe loẹt, rực rỡ hay có hình ảnh phản cảm.
Phụ kiện: Các nàng có thể kết hợp thêm các phụ kiện nhẹ nhàng như túi xách, mũ nón, kẹp tóc,... để hoàn thiện trang phục và tạo điểm nhấn. Tuy nhiên, nên lưu ý hạn chế sử dụng trang sức quá rườm rà hoặc rực rỡ.
Kinh nghiệm tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám
Đến Văn miếu Quốc Tử Giám bằng cách nào?
Cách trung tâm Hà Nội (Hồ Gươm 2,5 km, bạn có thể dễ dàng di chuyển đến Văn Miếu Quốc Tử Giám bằng các phương tiện giao thông công cộng, xe máy, ô tô hoặc xích lô. Nếu chạy xe máy thì từ phía Hồ Gươm, theo đường Tràng Thi rẽ sang Cửa Nam đi qua Nguyễn Khuyến để đến Văn Miếu.
Phương tiện di chuyển đến Văn Miếu
Là điểm tham quan nổi tiếng, đường đến Văn Miếu Quốc Tử Giám rất dễ dàng. Bạn có thể chọn phương tiện ô tô, xe máy, xe bus để di chuyển. Nếu bạn là sinh viên thì hãy chọn các tuyến số: 02, 23, 32, 38, 41. Trong đó:
Tuyến xe buýt số 2: Bác Cổ - Bến xe Yên Nghĩa.
Tuyến xe buýt số 23: Tuyến vòng khép kín Nguyễn Công Trứ - Nguyễn Công Trứ.
Tuyến xe buýt số 32: Bến xe Giáp Bát- Nhổn
Tuyến xe buýt số 38: Nam Thăng Long - Mai Động
Tuyến xe buýt số 41: Nghi Tàm - BX Giáp Bát.
Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm thuê xe du lịch Hà Nội
Nên tham quan Văn miếu Quốc Tử Giám vào thời gian nào?
Tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám vào bất cứ thời gian nào trong trong năm. Đặc biệt vào mùa Xuân, dọc các tuyến phố Văn Miếu bạn sẽ bắt gặp các ông đồ với những gian hàng viết chữ thư pháp.
Tham quan Văn miếu Quốc Tử Giám trong bao lâu?
Tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám mất khoảng thời gian từ 1 đến 2 giờ. Tuy nhiên nên kết hợp tham quan với các địa chỉ khác nằm ở khu vực trung tâm thành phố mất khoảng nửa ngày đến một ngày.
Tham quan Văn miếu Quốc Tử Giám cần lưu ý gì?
Mặc trang phục lịch sự, gọn gàng, sạch sẽ, trang nghiêm;
Tuyệt đối không đội nón, mũ hay hút thuốc hay mang các vật liệu dễ cháy nổ trong khuôn viên Văn Miếu;
Khi dâng lễ thắp hương chỉ thắp 1 nén hương đúng nơi quy định;
Không thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan, lừa đảo, cờ bạc trong Văn Miếu;
Đi nhẹ nói khẽ giữ gìn vệ sinh cảnh quan môi trường;
Không xâm hại đến các hiện vật, không viết vẽ, đứng ngồi lên, không xoa đầu rùa, bia Tiến sĩ và các hiện vật trưng bày khác.
Theo kinh nghiệm tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám, thời gian tham quan di tích này chỉ mất từ 1 đến 3 tiếng. Vì vậy du khách nên có một lịch trình tham quan thêm các điểm khác gần Văn Miếu như ga Hà Nội, chùa Quán Sứ, di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò hoặc Tháp Hà Nội…
Trọn gói từ: 0 VND> =>>> Xem thêm:
Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ
--------------------------------------------------------------
TT STUDIO - CHỤP ẢNH ĐẸP HÀ NỘI
Address: Tầng 4, 64 Vĩnh Hồ, Ngã Tư Sở, Hà Nội
Hotline: 0327.357.688
Messenger: Chụp Ảnh Đẹp Hà Nội - TT Studio
Facebook: Chụp Ảnh Đẹp Hà Nội - TT Studio
Email: studiochupanhdep@gmail.com
Website: studiochupanhdep.com
Zalo:0327357688
Khám phá album - Đi văn miếu có được mặc váy không
Có thể bạn quan tâm
Bài viết liên quan
- Chụp ảnh vườn bưởi diễn Hà Nội
- Chụp ảnh mùa thu mặc gì đẹp
- Phố cổ Hà Nội mùa thu
- Thuê phòng chụp ảnh
- Chụp hình thẻ gần đây
- Cách tạo dáng chụp ảnh ở lăng Bác
- Review Hà Nội 36 phố phường
- Hoa mùa thu Hà Nội
- Đường chụp ảnh mùa thu Hà Nội
- Đường Phan Đình Phùng mùa thu
- Chụp ảnh mùa thu Hà Nội
- Vẻ đẹp mùa thu Hà Nội
- Kinh nghiệm du lịch mùa thu Hà Nội
- Hình ảnh Mùa Thu
- Mùa thu Hà Nội tháng mấy
- Bí kíp chụp ảnh mùa thu Hà Nội
- Đi văn miếu có được mặc váy không
- Studio chụp ảnh cá nhân đẹp ở Hà Nội
- Tim cook việt nam
- Du lịch hoàng Thành Thăng Long