Mâm cỗ trung thu
Mâm cỗ trung thu - Mâm cỗ tết trung thu truyền thống gồm những g, Mâm ngũ quả, nét đặc trưng chẳng thể thiếu ngày Trung Thu, Cách bày mâm ngũ quả Trung thu
Mâm cỗ trung thu - Bên cạnh các loại bánh trung thu để cúng ông bà thì mâm ngũ quả cũng không thể thiếu, mang 5 loại quả chủ đạo mùa thu, với màu sắc đa dạng, ý nghĩa sâu xa, là niềm tin, niềm hy vọng của người bày biện dâng cúng, mong ước may mắn, an lành, thịnh vượng đến trên gia đình, làng quê…Hãy theo dõi thuyết minh về mâm ngũ quả để hiểu hơn về ý nghĩa của chúng trong ngày lễ tết Trung thu nhé!
Tết trung thu
Tết trung thu hay còn được biết đến là ngày Tết đoàn viên, đây được biết đến là ngày Tết truyền thống của người dân Việt Nam vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hằng năm. Vào ngày này tất cả các thành viên trong gia đình sẽ đoàn tụ, quây quần bên nhau cùng ăn bánh, uống trà và ngắm trăng tròn. Tuy nhiên, việc quan trong nhất ngày Tết trung thu chính là bày biện mâm cỗ để thờ kính ông bà, tổ tiên
Ý nghĩa mâm ngủ quả ngày tết Trung thu
Mâm ngũ quả ra đời tượng trưng cho năm yếu tố là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Một mâm có năm loại quả với mong muốn sự đủ đầy, bình an.
Từ "quả" trong mâm ngủ quả cũng mang ý nghĩa về sự sung túc, ngoài ra còn mang ý nghĩa duy trì giống nòi, sinh sôi nay nở.
Mâm ngũ quả truyền thống được bày biện với 5 loại quả, mang ý nghĩa ngũ phúc lâm môn, cầu "Phúc, quý, thọ, khang, ninh".
Mâm ngũ quả ngày Tết trung thu được bày biện với các lại trái cây mùa thu, chủ đạo thường gồm chuối, bưởi, hồng, lựu, na (mãng cầu). Mâm ngũ quả có quả xanh mang tính dương, có quả chín mang tính âm, là sự kết hợp âm dương thể hiện tính cân bằng trong vũ trụ.
Nải chuối chín thơm lừng, quả hồng đỏ mang hy vọng, quả na với nhiều hạt mắt mang ước nguyện sinh sôi nảy lộc, quả bưởi tượng trưng cho sự mát lành tốt đẹp và quả lựu là sự ngọt ngào may mắn.
Nếp sống hiện đại đầy đủ, người ta bày mâm ngũ quả với không chỉ 5 loại quả chủ đạo trên mà còn thêm vào các loại trái cây vùng miền khác cho mâm quả thêm sinh động, nhưng vẫn theo tâm hướng cầu may lành, và dù cho trưng bày bao nhiêu, mâm cỗ vẫn được gọi là mâm ngũ quả với ý nghĩa vốn có của nó.
Mâm cỗ tết trung thu truyền thống gồm những gì?
Những món đồ cần có trong mâm cỗ Tết trung thu truyền thống:
+ Nhang, gạo, muối, đèn cầy, lư hương để thắp hương rằm tháng 8.
+ Mâm cúng món chay hoặc mặn tùy sở thích gia chủ, thường gồm các món gà luộc, cháo, xôi, chè…
+ Mâm ngũ quả trung thu
+ Lồng đèn Trung Thu
+ Hoa tươi
+ Bánh trung thu
Mâm ngũ quả Tết Trung thu gồm những loại trái cây nào?
Người Việt Nam khi bày biện tất cả các loại mâm cỗ cúng thì chắc chắn không thể thiếu trái cây được nhất là vào ngày Tết trung thu. Các loại trái cây được lựa chọn để trang trí mâm cỗ tương đối đa dạng như đu đủ, chuối, bưởi, táo, dưa hấu, hồng đỏ,… Bằng sự khéo léo của bạn mâm trái cây sẽ được trang trí với kiểu dáng bắt mắt, thu hút ánh nhìn.
Từ xưa, mâm ngũ quả là một trong những phong tục không thể thiếu trong ngày Tết ở nước ta. Tết Trung thu cũng vậy, cũng có mâm ngũ quả nhưng mỗi miền sẽ có ỹ nghĩa khác nhau:
Mâm ngũ quả Tết Trung thu ở miền Bắc
Mâm ngũ quả Trung Thu miền Bắc thường gồm đào, chuối, hồng, bưởi, quýt – những loại quả phổ biến vào mùa thu miền Bắc. Một số nơi thay thế bưởi bằng phật thủ và trang trí xen kẽ bằng táo xanh, quýt vàng, ớt đỏ.
Cách bày mâm ngũ quả Trung Thu miền Bắc: bày nải chuối ở dưới cùng để làm đế, bên trên đặt một quả bưởi còn đủ cành lá, rồi xếp quýt, hồng, đào vào những chỗ còn trống sao cho gọn gàng, đẹp mắt. Khi bày mâm quả, nên xếp thêm ớt xen kẽ vào khoảng trống giữa nải chuối để mâm quả có đủ ba màu đỏ – vàng – xanh.
Mâm ngũ quả Tết Trung thu ở miền Nam
Người dân miền Nam coi trọng phong tục cúng kiếng hơn, chính vì vậy mâm ngũ quả cũng được chuẩn bị cầu kỳ hơn, thường là các trái đu đủ, mãng cầu, dừa, xoài, sung, được hiểu là “Cầu sung vừa đủ xài” thể hiện tấm lòng, sự tôn kính của mình đối với tổ tiên và cầu may mắn, hạnh phúc cho gia đình
Mâm ngũ quả Tết Trung thu ở miền Trung
Mâm ngũ quả đơn giản hơn, thường là các loại trái cây như đu đủ, xoài, mãng cầu, sung, chuối… tuỳ vào sự sáng tạo của mỗi người mà sắp xếp. Thành kính dâng lên tổ tiên để cầu được bình an, may mắn trong cuộc sống.
Cách bày mâm ngũ quả Trung thu
Cách bày mâm ngũ quả Trung thu miền Bắc
Đầu tiên, bạn hãy đặt nải chuối ở dưới cùng, mang ý bảo vệ trời và đất, đặt một quả bưởi vào giữa nải chuối, xếp xung quanh là những loại trái cây chín đỏ như hồng, đào, quýt.
Ngoài ra bạn cũng có thể bày thêm lê, táo, cam, thanh long, măng cụt,…tùy theo sở thích của mỗi gia đình.
Cách bày mâm ngũ quả Trung thu miền Trung
Người miền Trung không quá quan trọng hình thức năm loại trái cây. Chủ yếu là những sản phẩm "cây nhà lá vườn": mãng cầu, chuối, xoài, đu đủ, dừa, vả, …
Cách bày mâm ngũ quả Trung thu miền Nam
Người miền Nam không dùng nải chuối làm trái cây chính trong mâm ngũ quả, thay vào đó, họ sử dụng dưa hấu, bưởi da xanh để ở giữa đĩa trái cây, sau đó xếp các loại trái cây khác mãng cầu, xoài, vả, đu đủ xung quanh.
Lưu ý khi bày mâm ngũ quả Trung thu
Chọn nải chuối còn xanh tươi, vỏ mướt, không bị đốm đen, dán hơi cong và có từ 12 - 16 quả.
Chọn trái cây còn tươi, không bị dập úng.
Không nên rửa quả trước khi cúng để tránh bị hỏng, bạn chỉ nên dùng khăn lau bụi là được.
Cách trang trí mâm ngũ quả tết Trung Thu đẹp
Bạn có thể cắt tỉa trái cây Trung Thu thành hình các con vật dễ thương để trang trí cỗ Trung Thu đẹp, tạo nên mâm cỗ Trung Thu sáng tạo.
Chó bưởi trong mâm cỗ ngũ quả
Nguyên liệu:
1 lát cà rốt mỏng
1 quả dưa hấu (nên chọn quả thuôn dài)
1 quả táo (có thể thay bằng cam hoặc lê)
3 đến 4 quả bưởi
3 quả nho đen
Cách làm:
Vạt phần đầu táo và dưa hấu rồi nối với nhau bằng que nhọn để làm đầu và thân chó.
Cắt phần dưới quả dưa cho dưa đứng được cố định.
Gọt bưởi, bóc múi và xòe múi ra sao cho tép bưởi vẫn dính vào vỏ.
Dùng tăm ghim múi bưởi vào dưa và táo sao cho phủ kín hết để làm phần lông chó.
Ghim 3 quả nho để tạo hình mắt và mũi.
Dùng lát cà rốt làm phần lưỡi thè ra của chú cho
Cá làm từ thanh long
Nguyên liệu:
1 chút vỏ bưởi tươi
1 quả thanh long ruột trắng
2 quả nho đen.
Cách làm:
Tỉa vỏ bưởi để làm vây cá.
Dùng tăm ghim phần vây lớn vào lưng quả thanh long, ghim thêm 2 chiếc vây nhỏ ở 2 bên.
Vạt 1 miếng thanh long ở phần đầu để tạo hình thành miệng cá.
Gắn 2 quả nho đen để làm mắt cá.
Nhím làm từ quả nho
Nguyên liệu:
1 chùm nho xanh (hoặc nho đỏ, mâm xôi cho thêm màu sắc)
1 quả lê xanh thuôn dài.
1 quả nho đen.
1 quả việt quất.
Cách làm:
Gọt vỏ phần đầu nhỏ của quả lê, chỉ gọt ½ quả.
Dùng tăm gắn các quả nho lên phần lê chưa gọt vỏ.
Ghim lên phần lê đã gọt vỏ 1 quả nho đen để làm mũi, ½ quả việt quất mỗi bên để làm mắt.
Chụp ảnh trung thu
Dịch vụ chụp ảnh trung thu chuyên nghiệp - Gói chụp ảnh trung thu tại TT Studio, những địa điểm chụp ảnh Trung thu đẹp nhất tại Hà Nội được các bạn trẻ yêu thích
Trọn gói từ: 1,199,000 VND> =>>> Xem thêm: Chụp ảnh trung thu
Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ
--------------------------------------------------------------
TT STUDIO - CHỤP ẢNH ĐẸP HÀ NỘI
Address: Tầng 4, 64 Vĩnh Hồ, Ngã Tư Sở, Hà Nội
Hotline: 0327.357.688
Messenger: Chụp Ảnh Đẹp Hà Nội - TT Studio
Facebook: Chụp Ảnh Đẹp Hà Nội - TT Studio
Email: studiochupanhdep@gmail.com
Website: studiochupanhdep.com
Zalo:0327357688