Review Hà Nội 36 phố phường
Review Hà Nội 36 phố phường. Từ lâu Hà Nội 36 phố phường đã trở thành một dấu ấn riêng khi nhắc tới Thủ đô ngàn năm văn hiến. Khu phố này là nơi lưu giữ những di sản lịch sử, văn hóa của thành phố, mang đến một bức tranh đa sắc màu về cuộc sống và nét đẹp truyền thống của người Hà Nội.
Những điều thú vị về Hà Nội 36 phố phường, bạn đã biết?
Từ lâu Hà Nội 36 phố phường đã trở thành một dấu ấn riêng khi nhắc tới Thủ đô ngàn năm văn hiến. Khu phố này là nơi lưu giữ những di sản lịch sử, văn hóa của thành phố, mang đến một bức tranh đa sắc màu về cuộc sống và nét đẹp truyền thống của người Hà Nội.
Hà Nội 36 phố phường là một trong những điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình du lịch miền Bắc, đặc biệt là du lịch Hà Nội. Với những con phố cổ đầy sắc màu và lịch sử lâu đời, nơi đây mang đến cho du khách một chuyến tham quan, khám phá thú vị về văn hóa, kiến trúc truyền thống của Thủ đô Việt Nam.
Giới thiệu về Hà Nội 36 phố phường
Hà Nội 36 phố phường là một khu đô thị cổ nằm bên trong và ngoài phố cổ Hà Nội có diện tích khoảng 100ha. Khu phố cổ này bao gồm 76 tuyến phố đã xuất hiện từ thế kỷ XI và có bề dày hơn 1000 năm lịch sử. Nơi đây từng là một khu phố buôn bán sầm uất, tập trung dân cư với các hoạt động chủ yếu là sản xuất thủ công và buôn bán giao thương, hình thành nên những phố nghề mang những nét truyền thống riêng biệt của người dân Hà Nội suốt bao thế hệ.
Mặc dù là khu phố cổ, nhưng không giống những con phố yên tĩnh, trầm lắng, 36 phố phường của Hà Nội lại rất nhộn nhịp, sôi động bởi cảnh mua bán, lao động của người dân. Ngày nay, nhiều khu phố vẫn còn bán các sản phẩm truyền thống như phố Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc, Thuốc Bắc...
Ngoài ra, Hà Nội 36 phố phường còn gây ấn tượng với du khách bởi lối kiến trúc độc đáo của những con phố, ngõ nhỏ, các ngôi nhà cổ dạng ống được xây dựng thế kỷ 18, 19, với mái ngói nghiêng nghiêng và mặt tiền chính là các cửa hàng buôn bán. Người dân Hà Nội đã khéo léo bố trí các phòng, gác lửng và sân trong để đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng của cuộc sống. Nhờ đó, mặc dù diện tích không lớn, nhưng mỗi ngôi nhà vẫn có đủ không gian để vừa sản xuất, bán hàng, vừa thờ cúng, tiếp khách, vừa là nơi ăn ở và nghỉ ngơi.
Lịch sử tạo nên cái tên Hà Nội 36 phố phường
Hà Nội 36 phố phường là cái tên đã được hình thành từ thời Lý Trần. Đó là khi các khu sinh hoạt dân cư buôn bán dần bắt đầu hình thành, dân cư từ khắp nơi tụ tập lại và trở thành khu vực sầm uất nhất kinh thành thời bấy giờ.
Khi ấy, đây còn là nơi tập trung nhiều hoạt động tiểu thủ công nghiệp, buôn bán giao thương. Và đây như một phố nghề đặc trưng mang đậm nét truyền thống. Bên cạnh đó, khu phố cũng chính là nơi sinh sống chủ yếu của những dân cư thuộc tầng lớp trung lưu, thượng lưu trong xã hội phong kiến xưa. Đó cũng chính là khu vực phố cổ thuộc quận Hoàn Kiếm bây giờ.
Từ đó đến nay, các khu phố tuy không còn là địa điểm tập trung mua bán sôi nổi nhất nhưng vẫn là nơi có nhiều hàng hóa được kinh doanh đa dạng. Trải qua nhiều năm nhưng con phố ấy vẫn tấp nập kẻ mua người bán và những khách du lịch tham quan. Những con phố ấy vẫn giữ lại nét gì đó cũ kỹ, cổ xưa và mộc mạc vô cùng.
Review Những nét đặc trưng của 36 phố phường Hà Nội
Tên gọi đều bắt đầu bằng chữ “Hàng”
Khu phố cổ “36 phố phường” của Hà Nội được giới hạn bởi đường Hàng Đậu ở phía Bắc, phía Tây là đường Phùng Hưng, phía Đông là đường Trần Nhật Duật và Trần Quang Khải, phía Nam là đường Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ, Hàng Thùng.
Nếu để ý, bạn sẽ thấy các con phố thuộc Hà Nội 36 phố phường đều được bắt đầu bằng chữ “Hàng”. Tất cả đã đi sâu vào tiềm thức của nhiều người từ những cái tên mộc mạc và giản dị nhất như Hàng Mắm, Hàng Muối, Hàng Nón, Hàng Đường, Hàng Than, Hàng Chiếu,…
Những cái tên ấy cũng là đại diện cho những mặt hàng được các tiểu thương trao đổi, buôn bán trước kia. Chẳng hạn như Hàng Chiếu là nơi bán chiếu. Hàng Đồng là nơi bán những món đồ bằng đồng… Mỗi con phố ấy đều được hội tụ những người thợ rất giỏi từ kinh thành Thăng Long cũng vì thế mà những con phố ấy đã trở thành một làng nghề thủ công nhỏ ở giữa lòng thủ đô. Mỗi chữ “Hàng” ấy như một âm thanh mang lại giá trị và nét đẹp truyền thống dân tộc được gìn giữ cho đến tận bây giờ.
Review kiến trúc Hà Nội 36 phố phường
Có thể nói, chính kiến trúc đặc sắc của Hà Nội 36 phố phường làm nên chất riêng của phố cổ, với lối kiến trúc nhà ống, mái ngói nghiêng cùng mặt tiền là các cửa hàng chuyên để kinh doanh buôn bán. Những ngôi nhà thoạt nhìn thì lụp xụp nhỏ bé, nhưng lại được người dân nơi đây sắp xếp vô cùng khéo léo, hợp lý, đảm bảo vẫn phục vụ đầy đủ nhu cầu đời sống của họ.
Mới đầu nhìn phía dưới bạn sẽ thấy không gian khá lụp xụp bởi có rất nhiều mặt tiền là các cửa hàng bày bán quần áo, đồ dùng buôn bán,… Tuy nhiên nếu quan sát kỹ và ngước nhìn lên cao bạn sẽ thấy cách thiết kế ở đây rất tinh tế và có thẩm mỹ cao.
Review Những nét văn hóa truyền thống
Đến với Hà Nội 36 phố phường là đến với truyền thống nghìn năm văn hiến đã được gìn giữ lâu đời. Nơi đây lưu giữ lên đến 100 công trình kiến trúc từ rất lâu đời gồm đình, đền, chùa, quán hội. Đặc biệt hơn, ngay tại Hàng Buồm, bạn sẽ thấy một ngôi đền Bạch Mã, một trong những tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa. Tất cả những nét đẹp và giá trị văn hóa đều được gìn giữ ở nơi đây.
Giữa những con phố nhỏ đông đúc hay những cửa hàng san sát nhau là một nét văn hóa rất riêng, rất lạ của cuộc sống con người vẫn được gìn giữ ở nơi đây. Nếu đến đây vào những dịp lễ tết, trung thu bạn sẽ cảm nhận được một không khí hoàn toàn khác so với những gì ồn ào náo nhiệt ngoài kia.
Vẫn là dòng người tấp nập, náo nhiệt ấy nhưng chỉ khi đến đây bạn mới có cơ hội được ngắm nhìn những nét đẹp thủ đô. Từ những gian hàng được bày bán ngập tràn trên phố đến những hàng quán xôn xao. Tất cả đều thể hiện một nét văn hóa truyền thống rất riêng biệt.
Review Ẩm thực đa dạng 36 phố phường Hà Nội
Với những du khách đã từng đặt chân tới Hà Nội 36 phố phường chắc hẳn không còn lạ lẫm gì với hình ảnh những gánh hàng rong, những hàng quán nhỏ ven đường. Dù không phải là những nhà hàng sang trọng nhưng hương vị ẩm thực nơi đây lại đậm đà, khiến biết bao du khách phải say lòng.
Nhắc đến ẩm thực tại khu phố cổ chắc chắn sẽ khiến nhiều du khách phải suy nghĩ, đắn đo không biết nên ăn gì bởi ẩm thực ở đây rất đa dạng, từ những món ăn truyền thống của Việt Nam như bún chả, phở, bún ốc, bún thang, cháo sườn, bánh cuốn, các loại xôi… đến những món ăn vặt hấp dẫn như nem chua rán, bánh bột lọc, nộm bò khô, các loại chè, kem…
Hà Nội 36 phố phường, cái tên thân thuộc đi sâu vào tiềm thức mỗi người dân Hà Nội. Nếu đã đến Hà Nội, hãy một lần ghé qua và tìm hiểu về khu phố này nhé. Chắc chắn bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị khi đến đây. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn có một chuyến đi nhiều ý nghĩa.
Cẩm nang du lịch 36 phố phường Hà Nội
Hướng dẫn cách di chuyển đến phố cổ Hà Nội
Việc di chuyển đến phố cổ Hà Nội cũng không quá khó khăn, có đa dạng các loại phương tiện để bạn có thể lựa chọn như:
Xe máy: nếu muốn chuyến đi được chủ động hơn, bạn hãy lựa chọn xe máy. Bạn có thể hoàn toàn đi xe lên phố nhưng hãy gửi xe để có thể thuận tiện hơn trong hoạt động khám phá, ăn uống, chụp hình sống ảo.
Taxi, grab: nếu không muốn tự lái xe, bạn hãy đến phố cổ Hà Nội bằng taxi, grab. Một số hãng taxi uy tín mà bạn có thể tham khảo như: Mai Linh, Taxi ABC, Taxi Group…
Xe bus: còn nếu muốn trải nghiệm cảm giác mới mẻ và tiết kiệm chi phí nhất, xe bus sẽ là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn. Có nhiều tuyến xe bus đến phố cổ như: 09, 14, 36, 03, 11, 31…
36 phố phường ở Hà Nội có gì chơi? Bạn còn đang băn khoăn 36 phố phường Hà Nội có gì chơi? Hãy cùng Vinpearl khám phá các điểm đến du lịch hấp dẫn ngay sau đây.
Review Hồ Hoàn Kiếm
Hồ Hoàn Kiếm còn được gọi là Hồ Gươm, là một biểu tượng đặc trưng của Hà Nội 36 phố phường. Tên gọi hồ Hoàn Kiếm gắn liền với truyền thuyết vua Lê trả gươm cho rùa thần. Khi đến hồ, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng đảo Rùa và ngọn tháp Rùa đã tồn tại hàng trăm năm, mà còn có thể cảm nhận được những giá trị văn hóa truyền thống tại Hà thành.
Bên cạnh đó, du khách cũng có thể tới tham quan một vài di tích nổi tiếng ở xung quanh hồ Hoàn Kiếm như cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, đình Trấn Ba…
Địa chỉ: 44 đường Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm
Review Chợ Đồng Xuân
Chợ Đồng Xuân là khu chợ lâu đời lớn nhất và nổi tiếng nhất ở Hà Nội. Chợ được người Pháp xây dựng vào năm 1889 có tổng diện tích lên tới 6.500m2. Nơi đây lúc nào cũng tấp nập, nhộn nhịp người mua kẻ bán. Chợ có 3 tầng, bày bán đủ các loại mặt hàng, từ quần áo, giày dép, vải vóc đến các đồ mỹ nghệ truyền thống và những món ngon Hà Nội.
Đến với chợ Đồng Xuân, du khách không chỉ được hòa mình vào không khí mua bán sôi nổi trong chợ mà còn có cơ hội tìm hiểu thêm về nhiều mặt hàng truyền thống và thưởng thức những món ăn đường phố thơm ngon được bày bán ở đây.
Review. Phố Hàng Mã
Nằm cách hồ Hoàn Kiếm và chợ Đồng Xuân không xa chính là phố Hàng Mã. Con phố này nổi tiếng là nơi sản xuất và buôn bán các mặt hàng từ giấy như vàng mã và đồ trang trí dành cho các dịp lễ lớn.
Vào những dịp lễ Tết, phố Hàng Mã được trang hoàng rực rỡ với các mặt hàng đa dạng, đủ màu sắc, thu hút lượng lớn du khách đến tham quan và mua sắm. Ngoài ra, tới đây bạn không chỉ có cơ hội mua sắm mà còn được thỏa sức check-in sống ảo, khám phá và thưởng thức vô vàn món ăn đường phố hấp dẫn giữa những cửa hàng vàng mã.
Địa chỉ: Hàng Mã, Hoàn Kiếm
Review Nhà hát lớn Hà Nội
Khám phá Hà Nội 36 phố phường bạn nhất định đừng bỏ qua nhà hát lớn Hà Nội. Nơi này được xây dựng vào thời Pháp thuộc, mang lối kiến trúc châu Âu cổ điển độc đáo được lấy cảm hứng từ những công trình nổi tiếng như nhà hát Opera Paris và lâu đài Tuileries.
Đến đây tham quan chắc chắn du khách sẽ phải trầm trồ trước vẻ đẹp nguy nga, cổ kính, lại có phần mỹ lệ. Ngoài ra, đây còn là nơi tổ chức các chương trình nghệ thuật lớn, buổi hòa nhạc, kịch nói… mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho những du khách yêu nghệ thuật.
Địa chỉ: 1 P.Tràng Tiền, Hoàn Kiếm
Review Đền Bạch Mã
Nhắc đến Hà Nội 36 phố phường thì không thể không nhắc đến "Thăng Long Tứ Trấn". Đền Bạch Mã chính là một trong "tứ trấn" của kinh thành Thăng Long xưa. Đây là một di tích văn hóa lịch sử có niên đại hàng ngàn năm, được xây dựng từ thế kỷ thứ IX theo lối kiến trúc truyền thống hình chữ "Tam". Đền Bạch Mã là nơi thờ Tề Vương Phi và Bể Núi.
Ngoài ra, đền Bạch Mã còn là nơi trưng bày các hiện vật cổ như bia đá, sắc phong, kiệu thờ, hạc thờ, bức hoành phi "Đông trấn linh từ", Cỗ Long ngai... Tới đây, du khách có thể tận mắt chiêm ngưỡng những di vật cổ kính nhất còn sót lại của kinh thành Thăng Long xưa.
Địa chỉ: 76 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm
Review Hoàng thành Thăng Long
Được xây dựng từ thời kỳ tiền Thăng Long vào thế kỷ VII, Hoàng thành Thăng Long là khu di tích lịch sử, di sản văn hóa quý báu của dân tộc Việt với những công trình, hiện vật cổ xưa. Đến Hoàng thành Thăng Long, bạn sẽ được khám phá nhiều công trình độc đáo như cột cờ Hà Nội, Cửa Bắc, điện Kính Thiên, Đoan Môn… và thỏa thích check-in những bức ảnh cực xịn sò cùng những bộ cổ phục và áo dài.
Ngoài ra, vào buổi tối ghé thăm nơi đây, bạn còn có thể được chiêm ngưỡng không gian cung đình kỳ ảo dưới ánh đèn lồng và tìm hiểu về triều đại xưa qua những kiến trúc, cổ vật quý và thưởng thức điệu múa cung đình.
Địa chỉ: 19C Hoàng Diệu, Ba Đình
Review Lăng Bác
Khu di tích Lăng Bác là một địa điểm mà mỗi người Việt Nam đều mong muốn được ghé thăm ít nhất một lần trong đời. Tại đây, bạn có thể tham quan lăng và tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, cảm nhận sự linh thiêng và lòng tự hào khi đứng trên Quảng trường Ba Đình lịch sử.
Ngoài lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, bạn còn có thể tham quan ngôi nhà sàn bình dị của Bác Hồ và khám phá kiến trúc đặc biệt của chùa Một Cột, ngắm nhìn vẻ đẹp tuyệt vời của đóa sen nghìn tuổi, một biểu tượng đặc trưng của Hà Nội.
Địa chỉ: 2 Hùng Vương, Điện Bàn, quận Ba Đình
Review Ăn gì ở 36 phố phường Hà Nội?
Bên cạnh đó, du lịch 36 phố phường Hà Nội, bạn nhất định đừng bỏ qua các món đặc sản Hà Nội nổi tiếng, ngon trứ danh. Hãy cùng Vinpearl điểm qua một số món ngon ở phố cổ ngay sau đây.
Bún chả: đây là một món đặc trưng của Hà Nội, chỉ đơn giản là bún ăn kèm với chả thịt nướng, chấm đẫm trong nước mắm chua ngọt và kèm chút rau sống nhưng lại khiến biết bao du khách phải say lòng.
Bún ốc nguội: đây là một món đặc sản ngon nức tiếng của Hà thành với sự kết hợp giữa ốc giòn, béo ngậy, sợi bún mềm, ớt chưng cay cay hòa quyện cùng vị chua nhẹ, thanh thanh từ nước dùng dấm bỗng.
Nem chua rán: đây là một món ăn vặt hấp dẫn rất được lòng du khách. Món ăn này thường được ăn kèm với dưa leo, xoài chua, xà lách… chấm cùng tương ớt mang đến một hương vị đậm đà, ngon hết ý.
Bún đậu mắm tôm: món ăn này chắc hẳn là món “tủ” của rất nhiều bạn khi đến thăm phố cổ. Một phần bún đầy đủ gồm có bún tươi, đậu hũ chiên, thịt chân giò luộc, chả cốm, dồi và rau sống, ăn kèm cùng mắm tôm thơm ngon, đậm vị.
Gói chụp ảnh Về Hà Nội
Gói chụp ảnh Về Hà Nội - Chụp ảnh về Hà Nội đang trở thành xu thế đối với Người Hà Nội cũng như khách du lịch đến Hà Nội. Để có được những bộ ảnh đẹp Về Hà Nội ѕẽ ᴄần tới nhiều уếu tố, trong đó không thể thiếu đượᴄ dịch vụ chụp ảnh chuyên nghiệp
Trọn gói từ: 1,299,000 VND> =>>> Xem thêm: Gói chụp ảnh Về Hà Nội
Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ
--------------------------------------------------------------
TT STUDIO - CHỤP ẢNH ĐẸP HÀ NỘI
Address: Tầng 4, 64 Vĩnh Hồ, Ngã Tư Sở, Hà Nội
Hotline: 0327.357.688
Messenger: Chụp Ảnh Đẹp Hà Nội - TT Studio
Facebook: Chụp Ảnh Đẹp Hà Nội - TT Studio
Email: studiochupanhdep@gmail.com
Website: studiochupanhdep.com
Zalo:0327357688
Khám phá album - Review Hà Nội 36 phố phường
Có thể bạn quan tâm
Bài viết liên quan
- Văn Miếu Quốc Tử Giám
- Chụp ảnh vườn bưởi diễn Hà Nội
- Chụp ảnh mùa thu mặc gì đẹp
- Phố cổ Hà Nội mùa thu
- Thuê phòng chụp ảnh
- Chụp hình thẻ gần đây
- Cách tạo dáng chụp ảnh ở lăng Bác
- Review Hà Nội 36 phố phường
- Hoa mùa thu Hà Nội
- Đường chụp ảnh mùa thu Hà Nội
- Đường Phan Đình Phùng mùa thu
- Chụp ảnh mùa thu Hà Nội
- Vẻ đẹp mùa thu Hà Nội
- Kinh nghiệm du lịch mùa thu Hà Nội
- Hình ảnh Mùa Thu
- Mùa thu Hà Nội tháng mấy
- Bí kíp chụp ảnh mùa thu Hà Nội
- Đi văn miếu có được mặc váy không
- Studio chụp ảnh cá nhân đẹp ở Hà Nội
- Tim cook việt nam