Mùa hoa phượng nở

Mùa hoa phượng nở . Mỗi năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa lại mang một sắc thái, khí hậu riêng. Nếu như mùa thu mát mẻ và dịu dàng, mùa đông lại lạnh giá, êm đềm, mùa xuân tươi vui, ấm áp thì mùa hè lại nồng nhiệt và chan chứa nhiều kỷ niệm gắn liền với tuổi học trò.
Giới thiệu về cây hoa phượng vĩ
Nguồn gốc xuất hiện cây phượng vỹ
Cây hoa phượng vĩ (Delonix regia) là loài thực vật thuộc họ Đậu (Fabaceae), có nguồn gốc từ Madagascar, một hòn đảo nằm ở Ấn Độ Dương. Phượng vĩ được người Pháp mang đến Việt Nam từ thế kỷ 19, ban đầu được trồng chủ yếu tại các khu đô thị, trường học và khu dân cư do khả năng tạo bóng mát và hoa rực rỡ. Hiện nay, hoa phượng đã trở thành một trong những biểu tượng đặc trưng của mùa hè tại nhiều quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.
Đặc điểm nổi bật và cách nhận diện hoa phượng vĩ
Cây phượng vĩ có thân gỗ lớn, chiều cao trung bình từ 10 - 15 mét, tán lá rộng và tỏa đều, tạo bóng mát tốt. Lá phượng kép lông chim, dài từ 30 - 50 cm, màu xanh tươi, mỗi lá gồm nhiều lá chét nhỏ đối xứng, tạo cảm giác mỏng manh nhưng dày đặc. Hoa phượng có màu đỏ cam hoặc đỏ rực, cánh hoa lớn, đường kính mỗi bông khoảng 8 - 12 cm, với bốn cánh xoè rộng và một cánh vươn lên mang đốm trắng hoặc vàng. Quả phượng có hình dạng dẹt, dài tới 60 cm, khi chín chuyển từ xanh sang nâu đen, chứa nhiều hạt cứng.
Hình ảnh hoa phượng và những kỷ niệm tuổi học trò
Mỗi năm, bốn mùa luân phiên nhau đi qua, mỗi mùa lại mang theo sắc thái và cảm xúc riêng. Nếu mùa xuân dịu dàng, ấm áp, mùa thu lãng mạn, mùa đông bình yên thì mùa hè lại nồng nhiệt và rực rỡ, tràn đầy năng lượng. Cứ mỗi độ tháng 5, khi những cơn mưa bất chợt ghé qua cũng là lúc phượng vĩ nở rộ, đỏ rực cả một góc trời, báo hiệu mùa hè đã về.
Dù ở bất cứ nơi đâu, từ đồng bằng đến miền núi, từ thành thị tới nông thôn, hình ảnh những chùm hoa phượng đỏ rực vẫn luôn nổi bật và dễ dàng nhận ra. Hoa phượng không chỉ là một loài cây tạo bóng mát mà còn là biểu tượng gắn liền với tuổi học trò, với những ngày tháng vô tư, hồn nhiên bên thầy cô, bạn bè. Mùa hoa phượng cũng là lúc năm học khép lại, những quyển lưu bút kẹp cánh phượng khô chứa đựng biết bao kỷ niệm, những lời chúc, lời hứa hẹn cho một tương lai phía trước.
Mùa phượng đến cũng nhanh, mà đi cũng nhanh như chính tuổi trẻ. Nếu hoa phượng có thể trở lại mỗi năm, thì tuổi thanh xuân của mỗi con người chỉ có một lần duy nhất. Vậy nên, hãy sống trọn vẹn từng khoảnh khắc, để khi mùa phượng qua đi, ta không phải tiếc nuối vì đã lãng phí những năm tháng đẹp nhất của đời mình.
Ý nghĩa đặc biệt của hoa phượng hồng
Ý nghĩa về cái tên “Phượng Vĩ”
Tên gọi "Phượng Vĩ" xuất phát từ hình dáng tán lá rộng và xòe như đuôi chim phượng hoàng, biểu tượng của sự cao quý, trường tồn và mạnh mẽ trong văn hóa phương Đông. Ngoài ra, từ “vĩ” còn mang nghĩa là lớn, rộng, thể hiện sự vươn cao và phát triển mạnh mẽ của loài cây này.
Ý nghĩa về mùa hoa nở
Cây phượng vĩ tượng trưng cho tuổi học trò, gắn liền với nhiều kỷ niệm buồn vui. Mỗi khi hoa phượng nở báo hiệu một mùa hè lại đến, là lúc kết thúc một năm học mới, ngày tổng kết cũng là ngày hoa phượng nở đỏ rực cùng với tiếng ve kêu mùa hè. Học sinh đua nhau nhặt những cánh hoa xếp hình cánh bướm ép khô làm món quà tặng trong ngày chi tay kết thức một năm học.
Hoa phượng vĩ trong từ điển hán việt có nghĩa là đuôi con chim phượng vì lá cây phượng có hình dạng giống với đuôi con chim phượng. Cây hoa nở mang ý nghĩa có tin vui, báo hiệu một mùa bội thu và bình an.
Ý nghĩa trong phong thủy
Trong phong thủy, cây phượng vĩ mang ý nghĩa tốt lành, tượng trưng cho sự phát triển mạnh mẽ, sự may mắn và thịnh vượng. Đặc biệt, màu đỏ của hoa phượng đại diện cho sự nhiệt huyết, đam mê và nguồn năng lượng tích cực, phù hợp để trồng tại các không gian rộng lớn như khuôn viên trường học, công viên hay sân vườn.
Một trong những màu sắc hoa phượng được chọn trồng nhiều nhất là màu đỏ, cây phượng hoa vàng, cây phượng tím. Ngoài ra cây phượng bonsai cũng được rất nhiều người hội bonsai săn lung tìm kiếp mua trưng bày trong không gian gia đình nhằm đem lại phong thuỷ tốt.
Công dụng của cây hoa phượng trong đời sống hiện nay
Cây phượng vĩ không chỉ được trồng để tạo cảnh quan và bóng mát mà còn có nhiều công dụng khác như cung cấp gỗ dùng trong xây dựng, chế tác thủ công và làm than. Hạt phượng có thể được sử dụng để làm đồ trang sức, vòng tay hoặc các sản phẩm trang trí độc đáo. Ngoài ra, rễ, vỏ và lá phượng còn được sử dụng trong y học dân gian để chữa một số bệnh như cảm lạnh, đau nhức xương khớp.
Cách trồng hoa phượng
Cây phượng vĩ thích hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, yêu cầu đất thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng và có độ pH từ 5,5 - 7,5. Để trồng cây phượng, người ta thường sử dụng hạt hoặc cây con. Hạt cần được ngâm nước ấm từ 12 - 24 giờ trước khi gieo để tăng tỷ lệ nảy mầm. Cây con nên trồng vào đầu mùa mưa để đảm bảo độ ẩm và dinh dưỡng cho sự phát triển.
Cách chăm sóc cây hoa phượng từ khi còn là cây con
Cây phượng non cần được tưới nước đều đặn, nhưng không để đất bị ngập úng. Khi cây lớn, cần tỉa cành định kỳ để tạo tán đẹp và loại bỏ các cành khô. Phượng vĩ cũng cần bón phân hữu cơ hoặc phân NPK để tăng cường sức đề kháng và phát triển tán lá, hoa. Bên cạnh đó, cần thường xuyên kiểm tra và phòng ngừa sâu bệnh để cây phát triển tốt và ra hoa rực rỡ.
Cây phượng là biểu tượng của mùa hè rực rỡ, gắn liền với những kỷ niệm học trò, những khoảnh khắc chia xa và niềm đam mê cháy bỏng. Với sắc đỏ đặc trưng, phượng không chỉ làm đẹp cảnh quan mà còn mang lại nhiều giá trị văn hóa, ý nghĩa phong thủy và lợi ích kinh tế. Chính vì vậy, loài cây này luôn có một vị trí đặc biệt trong lòng nhiều người, đặc biệt là thế hệ học sinh, sinh viên.
Mùa hoa phượng nở - bài hát hay cho thiếu nhi về mùa hè
Ve ve ve …hè về …. là một trong những câu trong bài hát “Mùa hoa phượng nở” của nhạc sĩ Hoàng Vân vang lên trên các phương tiện thông tin đại chúng cả nước mỗi khi mùa hè đến, gợi nhớ biết bao kỷ niệm về tuổi học trò trong lòng mỗi người con đất Việt.
Bài hát được nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác trong một buổi chiều mùa hè năm 1967. Khi ấy giặc Mỹ đã leo thang chiến tranh ồ ạt ra miền Bắc. Hôm đó là một ngày hiếm hoi ở Hà Nội không có kèn báo động, nên buổi chiều nhạc sĩ thong thả đạp xe chở con gái đi trên đường Thanh niên (khi ấy gọi là đường Cổ Ngư). Đang đi bỗng con gái nói: “Bố ơi! Mùa hè đến rồi bố nhỉ. Bố có nghe ve kêu râm ran và hoa phượng đang đỏ rực kia không?”
Nghe con gái nói, nhạc sĩ mới thấy một mùa hè lại đến và con gái sắp được nghỉ hè.. Khi đó lại nghe tiếng chim Tu hú đang gọi bầy. Cô con gái lại hỏi: “Tiếng chim gì kêu đấy bố?”. Nhạc sĩ trả lời: “Đó là tiếng chim tu hú con ạ”. Con gái lấy làm thích thú vì lần đầu tiên được nghe nói đến cái tên của loài chim rất lạ này. Rồi nó reo lên: “A! Hay quá bố nhỉ! Tu hú kêu, tu hú kêu”. Thế là lúc này tất cả những kỷ niệm về mùa hè gắn với tuổi thơ trong ký ức của nhạc sĩ tràn về… và từ tiếng reo vui của con gái về loài chim lần đầu mà nó mới biết: “A! Tu hú kêu, tu hú kêu”…nhạc sĩ đã bật ra chủ đề âm nhạc và những lời ca cứ thế tuôn trào:
“Tu hú kêu, tu hú kêu
Hoa gạo nở, hoa phượng đỏ
Đầy ước mơ hy vọng
Tu hú kêu, tu hú kêu
Mùa quả chín vào mùa thi
Tình bạn trong sáng trong mái trường”
Mùa hè đến tiếng ve thường kêu râm ran khắp sân trường, khắp muôn nơi từ phố thị, đến nông thôn. Ve kêu là báo hiệu mùa hè đã về, hè về học sinh được nghỉ học phụ giúp gia đình việc nhà ở phố thị, ở nông thôn các em giúp cha mẹ thu hoạch mùa màng. Đây cũng là mùa thu hoạch cây trái, là mùa tuy nóng nực nhưng vẫn rợp bóng mát của cây cối ven đường, tỏa mùi hương thơm ngát của các loài hoa, mà nổi bật là mùi hương thơm ngát của hoa Sen, loài hoa đặc trưng của mùa hè:
“Ve ve ve hè về
Vui vui vui hè về
Cây xanh xanh rợp bóng ven đường
Hương sen thơm tỏa ngát muôn nhà”
Những câu thơ trong lời 2 của bài hát, tác giả đã nói lên sự trưởng thành của tuổi trẻ như những cánh chim bay đi khắp phương trời đất nước, làm nhiều việc tốt, cống hiến sức trẻ dựng xây nước nhà… những bước đi trong nắng ban mai, đem sức trẻ và tri thức cống hiến cho đất nước và học tập theo gương sáng của những anh hùng. Bên cạnh đó vẫn luôn luôn nhớ lời Bác dạy tuổi nhỏ là con ngoan, trò giỏi, lớn lên đi bất cứ nơi đâu khi Tổ quốc cần…và cho dù đi đến đâu, làm việc gì trong mỗi chúng ta đều mang trong tim về một thời tuổi thơ của một miền ký ức, nơi nuôi dưỡng tâm hồn, trái tim ta từ những bài học thuở học trò, xây dựng nhân cách chúng ta từ những năm học các cấp để nhớ lại những ngày hè không thể nào quên của thuở học trò:
“Tung cánh chim bay khắp nơi
Dưới bầu trời với tuổi trẻ
Tổ quốc đang mong chờ
Ta bước đi trong nắng mai
Nghìn việc tốt giục lòng ta
Học tập gương sáng bao anh hùng
Hãy nhớ lấy lời Người
Hãy nhớ lấy lời Người
Mang trong tim màu thắm khăn quàng
Mang trong tim màu thắm hoa phượng”
Bài hát “Mùa hoa phượng nở” là một trong những bài hát hay cho thiếu nhi về mùa hè trong rất nhiều các bài hát cho tuổi học trò. Bài hát ngắn gọn, súc tích giai điệu hay, hấp dẫn, dễ hát phù hợp với cỡ giọng của thiếu nhi. Lời ca hồn nhiên của tuổi măng non, giai điệu bình dị được các thế hệ tuổi thơ rất yêu thích, không chỉ các em học sinh, mà cả người lớn khi nghe những giai điệu của bài hát này đều thấy bồi hồi, xao xuyến, nhớ lại những kỷ niệm đẹp của một thời hoa đỏ trong cuộc đời của mỗi người đã qua.
Dịch vụ chụp ảnh hoa phượng ở Hà Nội

Dịch vụ chụp ảnh hoa phượng ở Hà Nội trọn gói giá chỉ từ 899k - Miễn phí áo dài trắng, phụ kiện. Hỗ trợ trang điểm làm tóc miễn phí, chụp lên đến 500 file ảnh, chỉnh sửa 20 ảnh. in tặng ảnh
Trọn gói từ: 899,000 VND> =>>> Xem thêm: Dịch vụ chụp ảnh hoa phượng ở Hà Nội
Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ
--------------------------------------------------------------
TT STUDIO - CHỤP ẢNH ĐẸP HÀ NỘI
Address: Tầng 4, 64 Vĩnh Hồ, Ngã Tư Sở, Hà Nội
Hotline: 0327.357.688
Messenger: TT Studio
Facebook: Chụp Ảnh Đẹp Hà Nội - TT Studio
Tiktok: @studiochupanhdep
Email: studiochupanhdep@gmail.com
Website: studiochupanhdep.com
Zalo:0327357688
Khám phá album - Hoa Phượng








Có thể bạn quan tâm
Bài viết liên quan
- Hoa Phượng
- Chụp ảnh hoa phượng ở Hà Nội
- Cách chụp ảnh với hoa phượng
- Địa điểm chụp hình hoa Phượng ở Sài Gòn
- Tạo dáng chụp ảnh với hoa phượng
- Địa điểm chụp hoa phượng đẹp ở Hà Nội
- Xao xuyến Yên Trường
- Cách vẽ hoa phượng đơn giản nhất
- Hoa phượng trắng
- Chụp ảnh áo dài hoa phượng
- Kinh nghiệm chụp ảnh áo dài trong studio
- Chụp ảnh áo dài với hoa loa kèn
- Ý nghĩa hoa loa kèn trắng
- Cây gạo song sinh Bắc Giang
- Dịch vụ chụp ảnh
- Chụp ảnh hoa mận Mộc Châu
- Chụp ảnh hoa phượng Trường Yên
- Chụp ảnh Hoa Phượng