Dịch vụ Chuyên nghiệp - Uy tín - Trọn gói Hotline: 0327.357.688

 

Kỹ Thuật Chụp Ảnh Chân Dung


Kỹ Thuật Chụp Ảnh Chân Dung, Thiết bị trong ảnh chụp chân dung,. Các Thông số chụp ảnh chân dung

Kỹ thuật chụp ảnh chân dung

Kỹ Thuật Chụp Ảnh Chân Dung, Trong nhiếp ảnh chân dung, thì việc sáng tác và tạo ra những bức ảnh chân dung ngoài trời còn phải đỏi hỏi một số yếu tố quan trọng. Khi chụp chân dung, bạn sẽ cần phải xem xét khung nền của mình, tuân theo những thay đổi về ánh sáng và bố cục dự định của đối tượng.

Chụp ảnh chân dung là gì?

Chụp ảnh chân dung là ảnh chụp của một người hoặc một nhóm người. Qua hình ảnh, người được chụp có thể hiện được biểu cảm, cá tính và tâm trạng.

Giống với tranh vẽ chân dung, trọng tâm của các bức ảnh chân dung thường là khuôn mặt, cũng có thể thêm một phần cơ thể, hoặc nền và bối cảnh, nhưng chỉ là phần phụ giúp thể hiện rõ nét đối tượng hơn.

Xem thêm: Chụp ảnh chân dung

Camera setting, Thiết lập thông số máy ảnh chụp chân dung

Để bảo đảm có dữ liệu tốt và chụp với hiệu quả cao thì việc đầu tiên là phải chọn những "setting" sau đây chính xác: file format, color space, ISO setting, white balance, exposure, color temparature, auto focus point, metering mode, và lens.


1. File format

Nếu bạn chọn white balance và color temperature đúng thì xin bạn tự tin và mạnh dạn chụp "JPEG large". Với format này, bạn đã có đủ chất lượng (quality) để chuẩn bị "edit" trong PS. Bản thân tôi đã từng chụp Canon EOS D30 (3 MegaPixel) và sau đó dùng kỹ thuật PS để phóng lớn đến 20-by-30 inches mà nhìn vẫn rỏ nét. Hơn nữa, portrait photographer thường phải chụp với số lượng lớn, nếu như chụp RAW thì không chứa dược nhiều lắm trên memory card và nếu bạn có máy tính "chậm" thì sẽ mất nhiều thì giỏ upload, chỉnh white balance, color temperature, convert thành JPEG, những việc này làm giảm hiệu năng của người chụp.

2. Color space

Chọn Adobe RGB hơn là sRGB, vì sRGB dành cho Internet, còn RGB dùng cho mọi trường hợp. Nếu bạn chụp RGB rồi sau đó quyết định dùng cho Internet thì bạn chỉ có việc "compress" nó lại trong PS là xong.

3. ISO setting

chọn ISO cao nhất mà máy của bạn có thể "chịu dược" mà không bị "noise". Thông thường thì ISO thấp cho kết quả tốt hơn, nhưng những máy sau này như Canon EOS 20D có thể chụp đươc ỏ ISO setting 400 mà vẫn không bị "noise". Tận dụng sự tiến bộ này, bạn có thể để tốc độ chụp cao và cố định (1/125s) để bắt máy chọn khẩu độ lớn (trương hợp chụp hệ thống TV, tức là bạn chọn tốc độ, để máy chọn khẩu độ). Lý do chụp tốc độ nhanh là vì trong khi chụp chân dung, bạn phải di chuyển nhiều và điều khiển model cùng lúc nên rất dễ bị run máy.Hơn nữa với ISO setting cao và tốc độ cao, ta luôn được khẩu độ lớn (điều này cần thiết để có chiều sâu ảnh trường hẹp, cần thiết cho portrait).

4.White Balance

Yếu tố này quyết định đến "tông" màu (lạnh, nóng, neutral). Hầu hết các máy đều có auto, nhưng ta nên để đúng theo trường hợp (coi manual của máy bạn để biết rõ hơn).

5. Exposure

Với TV auto setting không phải lúc nào ta củng có "perfect exposure". Luôn luôn kiểm tra histogram để xem hình có bị over hay under exposure hay không.
Nhìn vào histogram, nếu ta thấy có một vạch đen dài dọc bên phải của biểu đồ, có nghĩa là vùng đó bị "blown-out" (mất chi tiết). Tương tự như vậy, nếu có một vạch đen dọc bên trái có nghĩa là hình bị mất chi tiết trong vùng tối. (Nếu bạn dùng máy Canon, bấm nút info bạn sẽ thấy histogram hiện lên, những vùng mất chi tiết nó sẽ chớp chớp trên họa đồ)


6. Color temperature

Trời nắng (sunny daylight outdoors): khoãng 5200 K
Trong bóng râm (shaded areas outdoors): khoãng 7000 K
Trời mây, trời buồn ãm đạm, hay lúc mặt trời lặn: khoãng 6000K

7. Auto Focus Point

Trong chân dung bạn chỉ cần 1 focus point là đủ rồi (Canon 10D có 7 focus point). Khi chụp luôn luôn lấy điểm focus là con mắt (con mắt là cửa sổ của tâm hồn mà :lol:

8. Metering Mode

Chọn Partial Metering hay Center Weighted Metering Mode đặc biệt là khi chụp close up hay khi background quá sáng. Chọn Evaluative Metering khi backgorund đẹp.

9. Lenses

Trong khi chụp chân dung thì điều khiển model (communication) đóng một phần RẤT là quan trọng, nên chụp tele từ 70mm đến 135 mm là lý tưởng nhất. Nếu ta chụp kính dưới 50 mm, thì ta phải đứng gần, điều này làm cho model mất tự nhiên (người ta rất nhạy cảm khi bị ống kính dí sát vào người). Nếu ta chụp kính quá hẹp như tele 300 mm thì ta phải "hét" lên thì model mới biết mình muốn cái gì :LOL:
Nói chung là ránG giữ một khoảng cách làm việc (working distance) mà mình và model cảm thấy thoải mái.

Phần này rất là "boring" nhưng rất là quan trọng. Vấn đề là bạn phải hoàn toàn hiểu biết camera của mình vì trong khi làm việc bạn chỉ tập trung hết thời giơ để quan sát ánh sáng, điều khiền model "posing", và "communication".

 

Các Thông số chụp ảnh chân dung


Chế độ chụp ảnh chân dung

Mình thường chụp ảnh chân dung với chế độ ưu tiên tiên khẩu độ (A) và chế độ thủ công (M). Trong chế độ A, bạn sẽ kiểm soát được khẩu độ và iso. Máy ảnh sẽ tính tốc độ phù hợp cho bức ảnh đủ sáng. Chế độ A phù hợp với bối cảnh chụp nhiều biến động. Chúng ta không có đủ thời gian để chỉnh cả 3 thông số iso, khẩu độ, tốc độ.

Trong những môi trường ánh sáng ổn định. Chúng ta nên sử dụng chế độ M để kiểm soát cả 3 thông số cùng một lúc. Việc này giúp ảnh có độ sáng ổn định. Tất nhiên sẽ đúng với ý đồ của bạn hơn. Chỉ có điều phải cài đặt thật cẩn thận. Chỉ một chút thay đổi phơi sáng cũng làm hư bức ảnh của bạn.

Chỉ dùng chế độ M trong những môi trường ổn định như Studio, phim trường hoặc những ngày thời tiết tốt. Còn những lúc môi trường thay đổi quá nhanh dùng M sẽ rất mệt đấy. Khả năng ảnh bị cháy hoặc tối thui là rất cao. Vậy sau khi chuyển qua M rồi chúng ta cài đặt ISO, khẩu độ, tốc độ ra sao? À chưa đâu, hãy chọn chế độ đo sáng trước nha. Bởi vì chọn chế độ đo sáng phù hợp sẽ giúp bạn chụp ảnh chân dùng dễ hơn nhiều đấy.


Chế độ đo sáng khi chụp ảnh chân dung

Trong chụp ảnh chân dung, chủ thể thường nằm ở trung tâm khung cảnh. Chúng ta chỉ cần quan tâm chủ thể đủ sáng thôi. Những phần khác có thể thiếu sáng, dư sáng chút cùng không sao. Máy ảnh Nikon có 3 chế độ đo sáng, bao gồm điểm, trung tâm và toàn khung.

Chúng ta nên sử dụng chế độ đo sáng trung tâm để ảnh đúng sáng nhất . Máy ảnh sẽ ưu tiên đo sáng trung tâm của khung hình, cũng là vị trí mà chủ thể chiếm phần lớn diện tích. Trên máy Nikon, chúng ta giữ phím đo sáng, đồng thời xoay con lăn phía sau. Đến khi xuất hiện biểu tượng đo sáng trung tâm, rồi buông tay ra là xong.

Cài đặt thông số khẩu độ, tốc độ, iso để chụp chân dung

Chúng ta phải cài đặt tốc độ, khẩu độ và iso cho phù hợp để có một bức ảnh đủ sáng. Vậy nên ưu tiên thông số nào? Mình lấy ví dụ với một bức ảnh chân dung bán thân. Trước tiên, chúng ta cần xác định khẩu độ muốn sử dụng. Khẩu độ ảnh hưởng đến độ nét và khoảng nét (DOF). Bạn muốn nét mỏng xoá phông mạnh. Hãy chọn khẩu độ lớn nhất của ống kính đang sử dụng.

Sử dụng khẩu độ lớn xoá phông mạnh giúp chủ thể nổi bật trong khung hình. Đây cũng là điều chúng ta tìm kiếm khi mua những ống kính có khẩu độ lớn. Đối với những ống kính tiêu cự cố định khẩu độ lớn. Bạn hãy sử dụng khẩu lớn nhất để chụp chân dung. Như chiếc ống kính Nikon 50mm f1/8G mà bạn đang thấy. Chúng ta xoay con lăn phía trước thân máy để chọn khẩu độ f/1.8.


Khẩu độ lớn tạo ra những hiệu ứng bokeh đẹp mắt trên Background. Trường hợp bạn không quá quan tâm tới việc xoá phông. Trong khi lại muốn ảnh nét hơn thì hép khẩu lại một chút như f/2.8. Bởi vì ống kính chân dung giá rẻ thường cho độ nét tối đa, khi khép 1 khẩu trở lên.

Nếu bạn muốn chụp trong phòng và muốn trường ảnh dày hơn. Thì cứ thoải mái khép tới khẩu f/8 và f/11 để có ảnh như ý. Bởi vì chụp ảnh chân dung không chỉ có xoá phông. Chỉ cần biết bạn đang muốn gì? Sẽ có khẩu độ hợp lý để đáp ứng nhu cầu của bạn. Như vậy, chúng ta cài đặt xong phần khẩu độ chụp chân dung. Vậy tốc độ chụp là bao nhiê


Cài đặt tốc độ chụp ảnh chân dung

Tốc độ chụp ảnh phụ thuộc vào tiêu cự, chủ thể và môi trường chụp. Đa số trường hợp chụp ảnh chân dung trong môi trường ánh sáng tốt và có thể kiểm soát được chủ thể. Gần như không có sự di chuyển qua lại như chụp ảnh thể thao.

Trong những trường hợp như vậy. Bạn hãy đặt tốc độ chụp bằng 1/tiêu cự ống kính. Hoặc có thể cao hơn một chút để tránh bị rung làm ảnh mờ nhoè. Trường hợp sử dụng ống kính có chống rung cũng không nên sử dụng tốc độ thấp hơn 1/tiêu cự. Trường hợp chủ thể chuyển động nhanh, thì hãy tăng tốc độ chụp để bắt kịp chuyển động của chủ thể bằng cách xoay con lăn phía sau. Bạn có thể nhấn vào đây tham khảo chi tiết cách chọn thông số chụp chủ thể chuyển động.

Trường hợp gắn máy trên Tripod thì hãy tắt chống rung và duy trì tốc độ chụp tối thiểu. Như vậy sẽ giúp bạn có ảnh tốt trong quá trình chụp ảnh chân dung. Ok như vậy, chúng ta xác định được tốc độ, khẩu độ trong chụp ảnh chân dung rồi nha. Vậy nên để ISO bao nhiêu?

Cài đặt ISO để chụp ảnh chân dung

Chúng ta đang ở trong chế độ chụp M (Manual) với sự hỗ trợ của máy đo sáng. Đồng thời sử dụng đo sáng trung tâm. Bạn hãy dựa vào thước đo sáng, tăng iso cho tới khi thước đo sáng trở về vạch số 0. Như vậy, chúng ta sẽ có một bức ảnh đủ sáng với mức ISO tối ưu nhất.

Trong chụp ảnh chân dung với bối cảnh có thể kiểm soát. Nói chung môi trường chụp ổn định. Chúng ta không nên sử dụng chế độ Auto ISO. Bởi vì Auto ISO sẽ làm ảnh sáng tối thất thường. Rất khó để có ảnh cùng độ sáng khi sử dụng Auto ISO. Cách trên còn giúp bạn chọn ra mức ISO thấp nhất phù hợp với tốc độ, khẩu độ đang sử dụng. Nhằm hạn chế nhiễu (noise) không cần thiết khi sử dụng ISO quá cao. Ok. Như vậy, chúng ta thiết lập được chế độ chụp ảnh M và thông số tốc độ, khẩu độ, ISO. Còn gì nữa không nhỉ? Còn chế độ lấy nét và Picture Style

Chế độ lấy nét khi chụp ảnh chân dung

Thông thường, chúng ta có thể kiểm soát chủ thể trong quá trình chụp chân dung. Do vậy, chúng ta cần chọn chế độ lấy nét tĩnh AF-S và sử dụng một điểm lấy nét. Như vậy, bạn sẽ dễ dàng lấy nét vào đúng vị trí mình muốn, thông thường là đôi mắt của chủ thể.

Trường hợp bạn sử dụng cách lấy nét rồi bố cục lại. Thì hãy sử dụng điểm lấy nét trung tâm để có độ nhạy cao nhất. Mình ưu tiên cách di chuyển đểm lấy nét đến vị trí cần thiết, bộ cục lấy nét và chụp. Như vậy sẽ có ít thay đổi về khoảng cách trước và sau khi lấy nét. Khả năng đạt được ảnh nét tốt sẽ cao hơn nhiều so với cách trên. Bởi vì đa số chúng ta sử dụng khẩu độ rất lớn. Chỉ thay đổi một cm trước và sau khi lấy nét sẽ tác động rất lớn lên kết quả cuối cùng. Những bạn đang sử dụng máy ảnh MRL có EYE AF thì dễ hơn nhiều. Có thể tạm bỏ qua phần này vì chụp cỡ nào cũng dính thôi.

Chọn Picture Style cho ảnh chân dung

Mình thường chọn Portrait để chụp ảnh chân dung. Bởi vì Portrait cho ảnh tương phản thấp và nước da mịn màng hơn.

Thông số picture style chụp chân dung: Máy ảnh cho phép bạn điều chỉnh cho từng thông số của các Picture Style.  Bốn thông số để điều chỉnh là Sharpness: độ sắc nét ; Contrast: độ tương phản ; Saturatinon : độ bão hòa màu ; Color tone : tone màu.

Thông số cân bằng trắng để chụp ảnh chân dung

Thông số cân bằng trắng (White Balance) để chụp ảnh chân dung

WB kết hợp với Picture Style sẽ ảnh hưởng lớn đến màu sắc của bức ảnh. Mình thường sử dụng WB theo nhiệt độ màu cố định. Kết hợp với màn hình LiveView để xem trước kết quả cuối cùng. Sau khi đã có WB cho ra màu sắc trung thực với hoàn cảnh chụp.

Bạn có thể cài đặt WB Shift sang A1M1 hoặc những vị trí xa hơn. Sau đó quan sát thay đổi màu sắc trên màn hình LiveView. Cách này giúp bạn có màu sắc phù hợp với phong cách riêng của mình

Mình thường chụp thực tế nên ít chỉnh phần này. Nếu có chỉnh cũng loanh quanh ở A1M1 mà thôi. Như vậy là đủ giúp da người mẫu trở nên trắng hồng hơn nhiều rồi. Ok như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu cách cài đặt thông số chụp ảnh chân dung.

Thiết bị máy ảnh trong chụp chân dung

Thiết bị đóng một vai trò quan trọng trong ảnh chụp chân dung. Hãy bắt đầu từ những thông tin có vẻ như rất "buồn tẻ" nhưng vô cùng quan trọng để sửa soạn cho những bức hình ưng ý!

Lựa chọn ống kính chụp chân dung

Thiết bị đóng một vai trò quan trọng trong ảnh chụp chân dung. Tác giả cá rằng 90% số ảnh chân dung bạn bắt gặp trên Internet hàng ngày được chụp theo kiểu “xóa phông mờ mịt”. Chụp ảnh chân dung theo kiểu xóa phông như vậy được ưa chuộng, phần vì chúng tạo ra hiệu ứng lung linh cho phần hậu cảnh phía sau, nhưng quan trọng hơn, chúng giúp ta dễ dàng cô lập chủ thể ra khỏi những vật thể không mong muốn khác trong khung hình, bởi không phải lúc nào ta cũng có điều kiện chụp ảnh chân dung trong một studio chuyên nghiệp với phông nền dựng sẵn.

Để làm được điều đó, những chiếc máy ảnh compact có độ zoom lớn hay máy ảnh DSLR với ống kính kit cơ bản như 18-55mm f1/3.5-5.6 chỉ có thể cầm cự được phần nào chứ không thể là giải pháp tối ưu. Bạn bắt buộc sẽ cần một ống kính đáp ứng được một hoặc cả hai tiêu chí sau:

 - Có độ mở ống kính lớn: Độ mở ống kính chuẩn mực thường được sử dụng trong ảnh chụp chân dung là f/2.8. Như vậy bạn sẽ cần một ống kính có độ mở tối đa phải từ f/2.8 trở lên. Cần lưu ý rằng các con số 3.5, 2.8, 1.8,… do nằm ở phần mẫu số nên giá trị f/1.8 sẽ lớn hơn f/2.8.

- Có tiêu cự khuyến cáo từ tele trở lên: Khái niệm “tiêu cự tele” ở đây có đôi chút phức tạp với nhiều người. Bởi ta vốn biết rằng thân máy ảnh ống kính rời được chia làm hai loại, phụ thuộc vào cảm biến mà nó sử dụng: fullframe hoặc crop. Các cụm từ wide-angle (góc rộng, dưới 35mm), normal (tầm trung, từ 35-70mm), tele (tầm xa, trên 70mm) khi nói về tiêu cự ống kính đều được hiểu là trên thân máy fullframe. Tuy nhiên khi lắp lên thân máy crop, tất cả các ống kính đều bị nhân tiêu cự lên theo hệ số crop của cảm biến. Ví dụ với ống kính EF-S 18-55mm f/3.5-5.6 của Canon, dải tiêu cự 18-55mm ghi trên ống kính này được hiểu là trên thân máy fullframe. Trong khi nó lại là một ống kính chỉ sử dụng được với thân máy crop, và do đó dải tiêu cự thực tế của ống kính này phải là 28.8-88mm, do thân máy crop của Canon có hệ số nhân tiêu cự là 1.6.

Đối với cả hai thương hiệu máy ảnh được nhiều người Việt Nam biết đến là Canon và Nikon, ống kính 50mm f/1.8 của mỗi hãng đều rất được ưa chuộng, sở dĩ cũng vì chúng đáp ứng được cả hai tiêu chí trên, trong khi giá thành lại rất rẻ. Với độ mở lớn (f/1.8) và tiêu cự tele (50mm x hệ số crop = 80mm ở Canon và 75mm ở Nikon), ống kính này có khả năng chụp chân dung khá tốt, và do đó bạn nên sắm một chiếc trên con đường khởi đầu nhiếp ảnh.


Lựa chọn thân máy chụp chân dung

Nếu như ống kính chiếm đến 60% chất lượng của một tấm hình chân dung đẹp, thì thân máy chiếm 25%, và 15% còn lại dành cho các thiết bị bổ trợ khi chụp hình trong điều kiện không lý tưởng (ở đây ta chỉ đề cập tới vấn đề thiết bị nên không tính đến các yếu tố khác như kinh nghiệm, kỹ thuật của người chụp, khả năng tạo dáng của chủ thể).

Đối với thân máy, có một số điểm cần lưu ý khi chọn lựa như sau:

- Khả năng khử noise (nhiễu, hạt trên ảnh): dù ISO thấp nhất có thể luôn là lựa chọn hàng đầu trong nhiếp ảnh chân dung, nhưng đôi khi trong những điều kiện chụp phức tạp, ta không có cách nào khác ngoài việc đẩy ISO lên cao. Một chiếc máy ảnh có khả năng khử noise tốt ở dải ISO 400-800 sẽ rất hữu ích trong tình huống này. Khử noise tốt được hiểu là hạn chế nhiễu, hạt tại những vùng thiếu sáng mà không làm mất đi (quá nhiều) chi tiết của hình chụp.

- Khả năng chụp liên tiếp và tốc độ lấy nét nhanh: ảnh chân dung không phải lúc nào cũng là chủ thể đứng im (và cười mỏi miệng) đợi chúng ta chụp. Ví dụ như chụp ảnh bay chẳng hạn, khả năng chụp liên tiếp ở tốc độ cao sẽ giúp người chụp dễ dàng ghi trọn cả một quá trình từ lúc chủ thể nhún chân bật lên cao cho tới khi tiếp đất, rồi chọn lại một kiểu ưng ý nhất. Hoặc với ảnh chân dung đời thường (hay còn gọi vui là "chụp trộm"), tốc độ lấy nét nhanh giúp chúng ta tránh đánh mất khoảnh khắc quý giá và “hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn” trước khi đối tượng kịp nhận ra và phản ứng. Bởi vậy nên tuy không quá quan trọng, nhưng khả năng chụp liên tiếp của máy cũng là điều cần cân nhắc, tùy theo thể loại ảnh chân dung mà bạn muốn theo đuổi.

- Cân bằng trắng chính xác: cân bằng trắng (whitebalance) rất quan trọng. Người viết đã từng thử nghiệm chụp ảnh chân dung tại vườn Bách Thảo (Hà Nội) trong một ngày trời có nắng, khi thiết lập chế độ cân bằng trắng tự động trên Nikon D700, thì kết quả là 9/10 tấm hình mặt chủ thể đều bị ám sắc tím. Như vậy là ngay cả một chiếc máy ảnh đắt tiền cũng có thể cho kết quả cân bằng trắng sai nếu để mặc chúng tự định đoạt số phận của tấm hình. Khi đó, những mẫu máy ảnh có khả năng thiết lập cân bằng trắng theo nhiệt độ K hoặc custom preset để thiết lập cân bằng trắng thủ công sẽ hữu ích hơn rất nhiều.


Sử dụng tấm hắt sáng để bổ sung thêm ánh sáng cho chủ thể

Tuy nhiên với kiểu chụp “tự thân phục vụ”, thì thiết bị bổ trợ hữu ích nhất không gì khác ngoài một chiếc đèn flash gắn ngoài (external flash), bộ điều khiển từ xa và giá đỡ máy ảnh (tripod). External flash có thể gắn ngay trên đế đèn (hotshoe) nằm trên đỉnh máy, hoặc khi khoảng cách từ người chụp đến chủ thể là rất xa (với ống kính tele) thì có thể gắn external flash lên tripod, đặt tripod ở vị trí thích hợp rồi sử dụng bộ điều khiển để kích hoạt đèn từ xa trong lúc chụp. Để ánh sáng phát ra từ đèn không quá gắt và chiếu trực diện lên mặt chủ thể (dễ gây bẹt ảnh, lóa sáng), nên có một chiếc chụp đèn làm nhiệm vụ tản sáng (diffuser) như hình dưới đây:


Kỹ thuật chụp ảnh chân dung ngoài trời

Cho dù bạn dang đi dạo quanh quê hương của bạn hoặc khám phá một điểm đến xa xôi, một trong những nơi tốt nhất để chụp chân dung là ngay ngoài trời—trên đường phố. Với bài viết này, chúng tôi chỉ cho bạn cách chụp ảnh chân dung tuyệt vời vào bất kỳ lúc nào trong ngày, chỉ bằng ống kính zoom tiêu chuẩn hoặc zoom tele.

3 yếu tố để tạo ra hiệu ứng bokeh hậu cảnh mờ mịn

Một trong những kỹ thuật cơ bản nhất đối với chân dung là tạo ra hiệu ứng bokeh hậu cảnh (nhòe hậu cảnh) để làm nổi bật đối tượng. Có 3 yếu tố đã giúp tôi dễ dàng có được bokeh hậu cảnh đẹp trong ảnh bên trên:

Khoảng cách với hậu cảnh

Tôi đảm bảo rằng có đủ không gian để có một khoảng cách giữa bản thân tôi, đối tượng và tòa nhà tôi muốn dùng làm hậu cảnh.

Ống kính

Tôi sử dụng một ống kính tele, nó sẽ mang lại độ sâu trường ảnh nông hơn so với ống kính góc rộng.

Khẩu độ

Khẩu rộng cải thiện thêm hiệu ứng bokeh.

Bạn có thể muốn thử cách này bằng thuận sáng (trong đó nguồn sáng chiếu từ phía sau bạn lên đối tượng). Điều này sẽ mang lại cho bạn một tấm ảnh có vùng bóng tối và điểm sáng cân bằng tốt.

Tận dụng nguồn sáng tự nhiên

Tại sao cứ trời nắng đẹp là chúng ta lại rủ nhau đi chụp ảnh ngoài trời? Tại sao bạn gần như hoàn toàn bất lực với ảnh chụp chân dung lúc 12 giờ trưa? Tất cả là do tác động của nguồn sáng tự nhiên tại thời điểm chụp. Trời nắng đẹp cho ta 3 cái lợi: Cái lợi thứ nhất là tâm trạng thoải mái, phấn khích. Cái lợi thứ hai là tạo ra tone màu ấm áp, tươi tắn, độ tương phản tốt cho tấm ảnh. Cái lợi cuối cùng là nhờ có nguồn sáng tự nhiên đầy đủ này mà ta có thể giảm thiểu ISO xuống mức tối đa, do đó tạo hiệu ứng mịn da cho mẫu (tôi luôn thích thủ thuật này vì nó thực sự hiệu quả, đặc biệt với những ai sở hữu một chiếc máy có khả năng hạ thấp ISO xuống mức 50!).

Trong khi đó, thời điểm 12 giờ trưa thông thường nắng vừa quá gắt, dẫn đến hiện tượng “bạc màu” ảnh, vừa có góc chiếu rọi thẳng đứng từ trên cao xuống, gây hiện tượng đổ bóng trên mặt mẫu (hai mắt tối sầm, đen thui do hàng mi giả quá dài!).

Với ảnh chụp chân dung, an toàn nhất là chụp thuận chiều ánh sáng. Tức là nguồn sáng ở phía sau lưng người chụp, lý tưởng nhất là chếch 45 độ từ chính giữa hoặc hai bên phía trên chiếu xuống mẫu. Tuy nhiên, nếu muốn tạo ra hiệu ứng đường “ven” – ví dụ như một luồng sáng đẹp xung quanh mái tóc chẳng hạn – thì ánh sáng lại phải đến từ chiều ngược lại (chếch 45 độ từ sau lưng mẫu về phía người chụp) thì mới có thể thực hiện được. Trong cả hai trường hợp này, người chụp đều cần thiết lập Metering mode ở chế độ Spot metering, và đo sáng vào đúng mặt mẫu để đảm bảo mặt mẫu không bị cháy sáng hoặc thiếu sáng.


Sử dụng nguồn sáng phụ trợ

Khi điều kiện ánh sáng tự nhiên không đủ để đáp ứng nhu cầu ảnh chụp (chụp trong nhà buổi tối, chụp ngược sáng) thì nguồn sáng phụ trợ sẽ giúp bạn đảm bảo tấm ảnh được đủ sáng. Hãy bật tất cả các loại đèn mà bạn có, đặc biệt ưu tiên bóng đèn sợi đốt vì chúng cho tone màu ảnh ấm áp hơn ánh sáng đèn huỳnh quang. Ngoài ra, hãy sử dụng tấm hắt sáng hoặc đèn flash một cách thật linh hoạt

Chế ngự mặt trời bằng đèn flash

Chụp vào giữa ngày không phải là việc dễ dàng khi sử dụng ánh sáng tự nhiên. Nhưng với một số đèn nhân tạo, một số thứ đơn giản như một vài đèn chiếu sáng có thể làm giảm sức mạnh của mặt trời và làm tối hình ảnh để phơi sáng tốt hơn.

Chúng tôi sử dụng kỹ thuật này đặc biệt khi chúng tôi cố gắng tạo ra các bức chân dung môi trường tập trung vào phong cảnh. Sử dụng đèn Speedlites, chúng tôi có thể chế ngự mặt trời và làm thiếu sáng bầu trời trong khi chỉ chiếu sáng đối tượng.

Để tạo ra lượng ánh sáng nhân tạo này, chúng ta phải sử dụng 2-4 đèn Speedlite ngoài máy ảnh (không có bộ khuếch tán) để tạo ra đủ ánh sáng chế ngự mặt trời. Giữ tấm kính tốc độ gần đối tượng hơn (ở bên cạnh) cũng giúp đưa nhiều ánh sáng hơn vào đối tượng và cho phép chúng tôi thiếu sáng hậu cảnh hơn nữa để có hiệu ứng ấn tượng.

Tấm hắt sáng

Có rất nhiều cách để sử dụng tấm hắt sáng. Nhưng cách đơn giản và phổ biến nhất (thường gặp trong ảnh chụp album cưới ngoài trời) là tạo một góc phản chiếu, đón nhận ánh sáng từ phía trên rọi xuống và hất ngược lên vùng bị đổ bóng của mẫu.

Zalo:0327357688

Khoá học chụp ảnh cơ bản

Khoá học chụp ảnh cơ bản - Khóa học Nhiếp ảnh dành cho mọi người còn trang bị cho học viên kiến thức nền tảng về thẩm mỹ nhiếp ảnh, kỹ năng chụp ảnh đời sống và nghề nhiếp ảnh nói chung.

Trọn gói từ: 1,490,000 VND> =>>> Xem thêm: Khoá học chụp ảnh cơ bản 

Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ
--------------------------------------------------------------

TT Studio - Studio Chụp Ảnh Đẹp Hà Nội

Address: Tầng 4, 64 Vĩnh Hồ, Ngã Tư Sở, Hà Nội
Hotline: 0327.357.688
Zalo:0327357688
Messenger FB: Chụp Ảnh Đẹp Hà Nội - TT Studio
Facebook: Chụp Ảnh Đẹp Hà Nội - TT Studio
Email: studiochupanhdep@gmail.com
Website: studiochupanhdep.com

Khám phá album - Kỹ Thuật Chụp Ảnh Chân Dung



Có thể bạn quan tâm

DỊCH VỤ CHỤP ẢNH ĐẸP

Dịch vụ chụp ảnh chân dung phong Cách Hàn Quốc

Dịch vụ chụp ảnh chân dung phong Cách Hàn Quốc

Chân dung Hàn Quốctại studio đang dần trở thành xu hướng được nhiều bạn trẻ tìm hiểu và lựa chọn trong thời gian gần đây. Các concept chụp ảnh chân Hàn Quốc cũng ngày càng trở nên đa dạng hơn trong cách phối trang phục, sắp đặt bối cảnh và phong cách chụp

Trọn gói từ: 1,499,000 VND
Dịch vụ quay phim sự kiện

Dịch vụ quay phim sự kiện

Dịch vụ quay phim sự kiện, Báo giá Dịch vụ quay phim sự kiện. TT Studio là đơn vị chuyên sâu trong việc cung cấp dịch vụ chụp ảnh và quay phim sự kiện chuyên nghiệp.

Trọn gói từ: 1,699,000 VND
Dịch vụ chụp ảnh chân dung xin việc

Dịch vụ chụp ảnh chân dung xin việc

Chụp ảnh chân dung xin việc mức giá 790K tại TT Studio bao gồm Hỗ trợ 1 vest nam/ nữ, cà vạt, áo sơ mi trắng .Ảnh chân dung xin việc, Các yếu tố để có một ảnh chân dung đẹp và chuyên nghiệp

Trọn gói từ: 799,000 VND
Gói chụp ảnh chân dung

Gói chụp ảnh chân dung

Gói chụp ảnh chân dung, Báo giá dịch vụ chụp ảnh chân dung chuyên nghiệp. Dịch vụ chụp ảnh chân dung doanh nhân, profile cá nhân Xây dựng thương hiệu cá nhân,Tư vấn gói chụp ảnh chân dung chuyên nghiệp

Trọn gói từ: 1,199,000 VND

Ảnh beauty đen trắng Ảnh beauty đen trắng
Ảnh Beauty đẹp Beauty
Chụp Ảnh nghệ thuật đep trong Studio Ảnh nghệ thuật Studio
Ảnh nội thất đẹp Ảnh nội thất đẹp
Ảnh hồ Gươm mùa thu Ảnh hồ Gươm mùa thu
Ảnh Mùa Thu Phan Đình Phùng Ảnh Phan Đình Phùng
Hình ảnh hoa gạo Hình ảnh hoa gạo
101 cách tạo dáng chụp hình profile Tạo dáng chụp hình profile
Chụp ảnh concept beauty Lan Hồ Điệp Ảnh beauty với Lan Hồ Điệp
Bộ ảnh mùa thu Hà Nội Bộ ảnh mùa thu hà nội
Xe hoa mùa thu Hà Nội Xe hoa mùa thu Hà Nội
Anh chân dung studio Anh chân dung studio
Beauty
Ảnh beauty chân dung
Hình chân dung nam
Ảnh concept công chúa
Ảnh nam ngầu
Mùa Thu
Ảnh doanh nghiệp
Ảnh profile Nam đẹp
Hồ Gươm Mùa Xuân
Ảnh profile chuyên nghiệp
Ảnh chân dung đen trắng
Ảnh chân dung đẹp
Ảnh doanh nhân
Ảnh kỷ yếu
Ảnh cưới
Ảnh tốt nghiệp
Ảnh chân dung
Ảnh profile
Ảnh CV
Hình sexy